Phật pháp ứng dụng Đi đêm

Nhiều đệ tử theo học thiền với Thiền sư Sengai. Một người trong đám hay thức dậy nữa đêm, trèo tường trốn khỏi thiền viện để xuống phố du hí.

Một đêm kia Sengai đi kiểm soát khu tăng thất, thấy vắng mặt thiền sinh nọ và khám phá ra cái ghế cao mà y hay dùng để trèo tường. Sengai lấy cái ghế đi và đứng thay vào chỗ ấy.

Khi kẽ ngao du quay về, chẳng biết đến sự việc, đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống.

Khi khám phá ra mọi chuyện y sững sốt.

Sengai bảo: "Khi gần sáng trời thường lạnh lắm. Ðừng dể bị cảm."
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài vào ban đêm nữa.

Xem thêm:

Đi đêm

Phật pháp ứng dụng Đi đêm

Nhiều đệ tử theo học thiền với Thiền sư Sengai. Một người trong đám hay thức dậy nữa đêm, trèo tường trốn khỏi thiền viện để xuống phố du hí.

Một đêm kia Sengai đi kiểm soát khu tăng thất, thấy vắng mặt thiền sinh nọ và khám phá ra cái ghế cao mà y hay dùng để trèo tường. Sengai lấy cái ghế đi và đứng thay vào chỗ ấy.

Khi kẽ ngao du quay về, chẳng biết đến sự việc, đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống.

Khi khám phá ra mọi chuyện y sững sốt.

Sengai bảo: "Khi gần sáng trời thường lạnh lắm. Ðừng dể bị cảm."
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài vào ban đêm nữa.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Thiền khơi lửa

Hakuin thường kể cho các đệ tử nghe chuyện một bà lão có một cửa hàng trà, ca tụng bà ngộ được Thiền. Tăng chúng không tin nên đi đến trà thất tìm cho ra lẽ.

Cứ khi nào thấy họ đến là bà đã có thể nói ra ngay rằng họ đến vì trà hay để nhìn thấy sự hiu thiền của bà. 

Trong trường hợp thứ nhất thì bà tiếp đãi họ rất ân cần.

Trong trường hợp thứ hai thì bà vẫy họ ra sau bình phong. Ngay khi họ vừa tuân theo, bà liền đập cho một phát với cây khơi lửa.

Chín trong mười tăng sinh không thoát khỏi cú đập của bà.

Xem thêm:

Thiền khơi lửa

Phật pháp ứng dụng Thiền khơi lửa

Hakuin thường kể cho các đệ tử nghe chuyện một bà lão có một cửa hàng trà, ca tụng bà ngộ được Thiền. Tăng chúng không tin nên đi đến trà thất tìm cho ra lẽ.

Cứ khi nào thấy họ đến là bà đã có thể nói ra ngay rằng họ đến vì trà hay để nhìn thấy sự hiu thiền của bà. 

Trong trường hợp thứ nhất thì bà tiếp đãi họ rất ân cần.

Trong trường hợp thứ hai thì bà vẫy họ ra sau bình phong. Ngay khi họ vừa tuân theo, bà liền đập cho một phát với cây khơi lửa.

Chín trong mười tăng sinh không thoát khỏi cú đập của bà.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Đậu phụ chua

Vị tăng nấu bếp Dairyo, tại tu viện của Bankei, quyết định sẽ chăm sóc chu đáo cho sức khỏe của sư phụ già của mình và dành cho ngài món đậu phụ tươi (miso) mà thôi.

Bankei nhận ra rằng mình được dọn món đậu phụ tươi ngon hơn của các môn đồ, hỏi: "Ai là kẻ nấu bếp bữa nay?"

Dairyo được đem đến trình diện. Bankei hiểu rằng chỉ vì tuổi tác và ngôi vị của mình mà được dùng món đậu phụ tươi. Ngài nói với người nấu bếp: "Như vậy là ngươi cho rằng ta chẳng nên ăn gì ráo." Nói xong ngài lui vào phòng và khóa cửa lại.

Dairyo liền ngồi ngoài cửa xin thầy tha lỗi. Bankei không trả lời. Qua bảy ngày Dairyo ngồi bên ngòai và Bankei bên trong. Cuối cùng một đệ tử nói lớn với Bankei: "Sư phụ già có thể không sao, nhưng tên môn đồ trẻ này cần phải ăn. Y không thể sống được
nếu không ăn!"

Ðến đấy thì Bankei mở cửa. Ngài mĩm cười. Ngài nói với Dairyo: "Nên để ta ăn cùng món giống như của tất cả môn đồ khác. Khi ngươi trở thành sư phụ ta không muốn ngươi quên chuyện này."

Xem thêm:

Đậu phụ chua

Phật pháp ứng dụng Đậu phụ chua

Vị tăng nấu bếp Dairyo, tại tu viện của Bankei, quyết định sẽ chăm sóc chu đáo cho sức khỏe của sư phụ già của mình và dành cho ngài món đậu phụ tươi (miso) mà thôi.

Bankei nhận ra rằng mình được dọn món đậu phụ tươi ngon hơn của các môn đồ, hỏi: "Ai là kẻ nấu bếp bữa nay?"

Dairyo được đem đến trình diện. Bankei hiểu rằng chỉ vì tuổi tác và ngôi vị của mình mà được dùng món đậu phụ tươi. Ngài nói với người nấu bếp: "Như vậy là ngươi cho rằng ta chẳng nên ăn gì ráo." Nói xong ngài lui vào phòng và khóa cửa lại.

Dairyo liền ngồi ngoài cửa xin thầy tha lỗi. Bankei không trả lời. Qua bảy ngày Dairyo ngồi bên ngòai và Bankei bên trong. Cuối cùng một đệ tử nói lớn với Bankei: "Sư phụ già có thể không sao, nhưng tên môn đồ trẻ này cần phải ăn. Y không thể sống được
nếu không ăn!"

Ðến đấy thì Bankei mở cửa. Ngài mĩm cười. Ngài nói với Dairyo: "Nên để ta ăn cùng món giống như của tất cả môn đồ khác. Khi ngươi trở thành sư phụ ta không muốn ngươi quên chuyện này."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tỷ lệ chính xác

Sen No Rikyu, một trà sư, muốn treo một giỏ hoa trên một cột trụ. Ngài nhờ một người thợ mộc giúp và chỉ cách cho ông ta treo cao hay thấp, qua bên phải hay qua bên trái một tí, cho đến khi vừa đúng vào vị trí ưng ý. "Ðúng chỗ đó," sau rốt Sen No Rikyu
bảo.

Ðể thử thách vị thiền sư, người thợ mộc đánh dấu, rồi giả vờ quên. Phải chỗ này không? "Có thể là chỗ này?" người thợ mộc hỏi liên tục, chỉ khắp nơi trên cột trụ.

Nhưng giác quan của vị trà sư mới chính xác làm sao, chỉ khi đến đúng vào cái vị trí cũ thì mới chấp thuận.

Xem thêm:

Tỷ lệ chính xác

Phật pháp ứng dụng Tỷ lệ chính xác

Sen No Rikyu, một trà sư, muốn treo một giỏ hoa trên một cột trụ. Ngài nhờ một người thợ mộc giúp và chỉ cách cho ông ta treo cao hay thấp, qua bên phải hay qua bên trái một tí, cho đến khi vừa đúng vào vị trí ưng ý. "Ðúng chỗ đó," sau rốt Sen No Rikyu
bảo.

Ðể thử thách vị thiền sư, người thợ mộc đánh dấu, rồi giả vờ quên. Phải chỗ này không? "Có thể là chỗ này?" người thợ mộc hỏi liên tục, chỉ khắp nơi trên cột trụ.

Nhưng giác quan của vị trà sư mới chính xác làm sao, chỉ khi đến đúng vào cái vị trí cũ thì mới chấp thuận.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tụng kinh

Một nông dân nhờ một vị tăng phái Tendai tụng kinh cho vợ anh ta vừa mất. Sau thời kinh, anh hỏi: "Ngài có tin rằng vợ tôi hưởng được phước đức của thời kinh không?

"Chẳng những chỉ vợ của gia chủ mà tất cả chúng sanh đều được hưởng cả," vị tăng trả lời.

"Nếu ngài bảo mọi chúng sanh đều được phước, người nông dân bảo, "vậy thì họ sẽ dành hết vì vợ tôi rất yếu đuối. Xin ngài chỉ tụng kinh cho vợ tôi thôi."

Vị tăng giải thích rằng người Phật tử nào cũng muốn hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh.

"Ðó là một giáo lý cao thượng, anh nông dân kết luận, "nhưng xin ngài dành cho một ngoại lệ. Tôi có tên láng giềng thô bạo hằng xử tệ với tôi. Xin ngài loại nó ra khỏi cái thành phần chúng sinh kia nhé."

Xem thêm:

Tụng kinh

Phật pháp ứng dụng Tụng kinh

Một nông dân nhờ một vị tăng phái Tendai tụng kinh cho vợ anh ta vừa mất. Sau thời kinh, anh hỏi: "Ngài có tin rằng vợ tôi hưởng được phước đức của thời kinh không?

"Chẳng những chỉ vợ của gia chủ mà tất cả chúng sanh đều được hưởng cả," vị tăng trả lời.

"Nếu ngài bảo mọi chúng sanh đều được phước, người nông dân bảo, "vậy thì họ sẽ dành hết vì vợ tôi rất yếu đuối. Xin ngài chỉ tụng kinh cho vợ tôi thôi."

Vị tăng giải thích rằng người Phật tử nào cũng muốn hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh.

"Ðó là một giáo lý cao thượng, anh nông dân kết luận, "nhưng xin ngài dành cho một ngoại lệ. Tôi có tên láng giềng thô bạo hằng xử tệ với tôi. Xin ngài loại nó ra khỏi cái thành phần chúng sinh kia nhé."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Vâng lời

Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe.

Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bõ đi nghe thiền. Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.

"Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Ðợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?ẽ
"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.

Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến. 
Bankei mĩm cười bảo "Ông hãy sang bên trái ta."
Vị tăng làm theo.

"Không," Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện nhiều hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây." Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.

"Ông thấy không" Bankei nhỏ nhẹ, "ông đang tuân theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt. Bây giờ hãy ngồi xuống và lắng nghe."

Xem thêm:

Vâng lời

Phật pháp ứng dụng Vâng lời

Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe.

Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bõ đi nghe thiền. Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.

"Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Ðợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?ẽ
"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.

Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến. 
Bankei mĩm cười bảo "Ông hãy sang bên trái ta."
Vị tăng làm theo.

"Không," Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện nhiều hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây." Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.

"Ông thấy không" Bankei nhỏ nhẹ, "ông đang tuân theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt. Bây giờ hãy ngồi xuống và lắng nghe."

Xem thêm:
Đọc thêm..

Trắng đen, phải quấy, đúng sai, chỉ là hai thực tại của cùng một vấn đề chỉ duy có hợp với Không - Thời hay không mà thôi.

Người trí biết cái lý ấy mà tiến thoái, xuất xứ phải thời thì thành nhân vậy. Trong sách Nam Hoa Kinh của ngài Trang Tử có câu chuyện rằng:



Phật pháp ứng dụng Dại Khôn


Một hôm Trang Tử cùng môn đồ ngoạn du ở một vùng đồi núi. Khi đến bìa rừng thấy có nhóm tiều phu ngồi nghỉ mát dưới gốc cây cổ thụ. Thầy Trang Tử hỏi nhóm tiều phu:

- Cây to thế này không đốn thế còn phải đi đâu?


Cả bọn cùng đáp:


- Cây này vô dụng không ai đốn làm gì nên nó mới thọ đến chừng ấy.


Thầy Trang Tử lặng thinh đưa môn đồ đến thăm một người bạn trên đường về. Được thầy ghé thăm, người bạn vô cùng mừng rỡ, sai gia nhân bắt chim quý làm thịt đãi khách.

Gia nhân thưa:



- Xin ngài dạy cho bắt loại chim biết gáy hay không biết gáy?

- Nên bắt loại không biết gáy.


Nghe vậy một môn đồ cung kính bước lên thưa cùng thầy:


- Cây đại thọ vì vô dụng mà sống lâu, còn chim vô dụng thì phải bỏ mình. Lý của đất trời mà mâu thuẫn thế sao?

Thầy ôn tồn bảo:

- Các ngươi hãy lắng nghe: Khôn cũng chết, dại cũng chết,
chỉ có biết là sống. Sông có khúc, người có lúc. Biết ở đây là biết lúc nào cần phải làm gì, khi nào cần tỏ ra khôn lanh, khi nào cần tỏ ra dại khờ, có vậy mới xứng đáng là bậc Đại Nhân.


Lưu Bị ngày xưa lúc còn ở với Tào Tháo, Bị thường lo tưới hoa trồng kiểng để che mắt Tháo. Một hôm Tháo đem việc anh hùng trong thiên hạ thảo luận cùng Bị. Tháo Kết luận: “Nếu có anh hùng thì thời này ngoài Tháo và Bị ra không còn ai nữa.” Nhân trời có sấm, Bị buông tay cho chén rượu bể tan tành. Tháo hỏi nguyên do. Bị thưa vì nghe tiếng sấm nên giật mình. Tháo cho Bị không có đảm lược anh hào nên bỏ đi.




Quan Vân Trường, Trương Phi giận lắm, trách Bị là anh đã làm nhụt khí tiết anh em. Bị ôn tồn: “Các em không thấu được lẽ huyền vi trong hành động của anh đâu, đừng giận.” Chính vậy mà Bị hưng được nghiệp đế. Kẻ thức thời thì hành động không trái lẽ. Hạnh phúc thành công nằm trong tay họ vậy.

Xem thêm:

Dại Khôn


Trắng đen, phải quấy, đúng sai, chỉ là hai thực tại của cùng một vấn đề chỉ duy có hợp với Không - Thời hay không mà thôi.

Người trí biết cái lý ấy mà tiến thoái, xuất xứ phải thời thì thành nhân vậy. Trong sách Nam Hoa Kinh của ngài Trang Tử có câu chuyện rằng:



Phật pháp ứng dụng Dại Khôn


Một hôm Trang Tử cùng môn đồ ngoạn du ở một vùng đồi núi. Khi đến bìa rừng thấy có nhóm tiều phu ngồi nghỉ mát dưới gốc cây cổ thụ. Thầy Trang Tử hỏi nhóm tiều phu:

- Cây to thế này không đốn thế còn phải đi đâu?


Cả bọn cùng đáp:


- Cây này vô dụng không ai đốn làm gì nên nó mới thọ đến chừng ấy.


Thầy Trang Tử lặng thinh đưa môn đồ đến thăm một người bạn trên đường về. Được thầy ghé thăm, người bạn vô cùng mừng rỡ, sai gia nhân bắt chim quý làm thịt đãi khách.

Gia nhân thưa:



- Xin ngài dạy cho bắt loại chim biết gáy hay không biết gáy?

- Nên bắt loại không biết gáy.


Nghe vậy một môn đồ cung kính bước lên thưa cùng thầy:


- Cây đại thọ vì vô dụng mà sống lâu, còn chim vô dụng thì phải bỏ mình. Lý của đất trời mà mâu thuẫn thế sao?

Thầy ôn tồn bảo:

- Các ngươi hãy lắng nghe: Khôn cũng chết, dại cũng chết,
chỉ có biết là sống. Sông có khúc, người có lúc. Biết ở đây là biết lúc nào cần phải làm gì, khi nào cần tỏ ra khôn lanh, khi nào cần tỏ ra dại khờ, có vậy mới xứng đáng là bậc Đại Nhân.


Lưu Bị ngày xưa lúc còn ở với Tào Tháo, Bị thường lo tưới hoa trồng kiểng để che mắt Tháo. Một hôm Tháo đem việc anh hùng trong thiên hạ thảo luận cùng Bị. Tháo Kết luận: “Nếu có anh hùng thì thời này ngoài Tháo và Bị ra không còn ai nữa.” Nhân trời có sấm, Bị buông tay cho chén rượu bể tan tành. Tháo hỏi nguyên do. Bị thưa vì nghe tiếng sấm nên giật mình. Tháo cho Bị không có đảm lược anh hào nên bỏ đi.




Quan Vân Trường, Trương Phi giận lắm, trách Bị là anh đã làm nhụt khí tiết anh em. Bị ôn tồn: “Các em không thấu được lẽ huyền vi trong hành động của anh đâu, đừng giận.” Chính vậy mà Bị hưng được nghiệp đế. Kẻ thức thời thì hành động không trái lẽ. Hạnh phúc thành công nằm trong tay họ vậy.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Em về phố hạ


Em về phố hạ rong chơi
Thướt tha áo lụa mắt ngời sắt son

Mười lăm năm mộng chửa tròn
Người trong lữ thứ vẫn còn ngẩn ngơ

Từ em kết hạt bồ đề
Lòng hoan hỷ giữa đôi bờ sắc-không

Mặc cho mắt biếc má hồng
Em an lạc trú ở trong đất trời


Phỉ phong xin tạ ơn đời
Mười lăn năm cũ ra người hôm nay

Vô thường chẳng ngại đắm say
Bởi chưng cũng một niệm này mà ra


Ấy là phố thị phù hoa
Hay là một cõi giang hà biếc xanh

Này em vui lúc về thành
Hạ nghiêng nghiêng sót một nhành thiên hương

Mình không chung một con đường
Mà tâm lãng đãng như dường ban sơ
Trăm năm chẳng có đợi chờ
Nhớ nhau giả bộ hững hờ thế thôi


Hạ vàng phố vắng mây trôi
Dáng ngà bước nhỏ giữa đời thiết tha

Vàng hoa dưới gót son qua...

Xem thêm:

Em về phố hạ

Phật pháp ứng dụng Em về phố hạ


Em về phố hạ rong chơi
Thướt tha áo lụa mắt ngời sắt son

Mười lăm năm mộng chửa tròn
Người trong lữ thứ vẫn còn ngẩn ngơ

Từ em kết hạt bồ đề
Lòng hoan hỷ giữa đôi bờ sắc-không

Mặc cho mắt biếc má hồng
Em an lạc trú ở trong đất trời


Phỉ phong xin tạ ơn đời
Mười lăn năm cũ ra người hôm nay

Vô thường chẳng ngại đắm say
Bởi chưng cũng một niệm này mà ra


Ấy là phố thị phù hoa
Hay là một cõi giang hà biếc xanh

Này em vui lúc về thành
Hạ nghiêng nghiêng sót một nhành thiên hương

Mình không chung một con đường
Mà tâm lãng đãng như dường ban sơ
Trăm năm chẳng có đợi chờ
Nhớ nhau giả bộ hững hờ thế thôi


Hạ vàng phố vắng mây trôi
Dáng ngà bước nhỏ giữa đời thiết tha

Vàng hoa dưới gót son qua...

Xem thêm:
Đọc thêm..