Dại Khôn


Trắng đen, phải quấy, đúng sai, chỉ là hai thực tại của cùng một vấn đề chỉ duy có hợp với Không - Thời hay không mà thôi.

Người trí biết cái lý ấy mà tiến thoái, xuất xứ phải thời thì thành nhân vậy. Trong sách Nam Hoa Kinh của ngài Trang Tử có câu chuyện rằng:



Phật pháp ứng dụng Dại Khôn


Một hôm Trang Tử cùng môn đồ ngoạn du ở một vùng đồi núi. Khi đến bìa rừng thấy có nhóm tiều phu ngồi nghỉ mát dưới gốc cây cổ thụ. Thầy Trang Tử hỏi nhóm tiều phu:

- Cây to thế này không đốn thế còn phải đi đâu?


Cả bọn cùng đáp:


- Cây này vô dụng không ai đốn làm gì nên nó mới thọ đến chừng ấy.


Thầy Trang Tử lặng thinh đưa môn đồ đến thăm một người bạn trên đường về. Được thầy ghé thăm, người bạn vô cùng mừng rỡ, sai gia nhân bắt chim quý làm thịt đãi khách.

Gia nhân thưa:



- Xin ngài dạy cho bắt loại chim biết gáy hay không biết gáy?

- Nên bắt loại không biết gáy.


Nghe vậy một môn đồ cung kính bước lên thưa cùng thầy:


- Cây đại thọ vì vô dụng mà sống lâu, còn chim vô dụng thì phải bỏ mình. Lý của đất trời mà mâu thuẫn thế sao?

Thầy ôn tồn bảo:

- Các ngươi hãy lắng nghe: Khôn cũng chết, dại cũng chết,
chỉ có biết là sống. Sông có khúc, người có lúc. Biết ở đây là biết lúc nào cần phải làm gì, khi nào cần tỏ ra khôn lanh, khi nào cần tỏ ra dại khờ, có vậy mới xứng đáng là bậc Đại Nhân.


Lưu Bị ngày xưa lúc còn ở với Tào Tháo, Bị thường lo tưới hoa trồng kiểng để che mắt Tháo. Một hôm Tháo đem việc anh hùng trong thiên hạ thảo luận cùng Bị. Tháo Kết luận: “Nếu có anh hùng thì thời này ngoài Tháo và Bị ra không còn ai nữa.” Nhân trời có sấm, Bị buông tay cho chén rượu bể tan tành. Tháo hỏi nguyên do. Bị thưa vì nghe tiếng sấm nên giật mình. Tháo cho Bị không có đảm lược anh hào nên bỏ đi.




Quan Vân Trường, Trương Phi giận lắm, trách Bị là anh đã làm nhụt khí tiết anh em. Bị ôn tồn: “Các em không thấu được lẽ huyền vi trong hành động của anh đâu, đừng giận.” Chính vậy mà Bị hưng được nghiệp đế. Kẻ thức thời thì hành động không trái lẽ. Hạnh phúc thành công nằm trong tay họ vậy.

Xem thêm: